Tổng hợp 10 điều bạn không nên viết vào CV

CV phải khiến cho người khác nghĩ rằng bạn là 1 người thú vị. Rằng bạn rất phù hợp với đơn vị, công ty và bạn là người có thể tạo nên sự khác biệt.

Proofreading red pencil


Bạn nhìn vào một quảng cáo tuyển dụng và nghĩ: “Tôi thích việc đó và tôi sẽ tham gia ứng tuyển.”

Tuy nhiên nếu bạn chưa có chuyên môn hoặc kinh nghiệm với công việc đó thì có lẽ điều này đang làm lãng phí thời gian của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc kĩ mô tả công việc một cách cẩn thận cùng với bất kì thông tin bổ sung nào bên cạnh công việc đó.

Sau đó dừng lại.

Hãy tự hỏi chính mình “Bạn thích công việc này, nhưng bạn có thật sự có đủ kĩ năng và kinh nghiệm để làm nó?”

Nếu câu trả lời của bạn là “Có”, hãy tiếp tục, nhấn vào nút “Ứng tuyển” và chúc bạn may mắn. Nhưng nếu câu trả lời là “Không”, hãy dừng lại, đừng lãng phí thời gian của mình vào những tin tuyển dụng không phù hợp.

Cung cấp những thông tin cá nhân không liên quan.
Bạn có thể rất tự hào vì là thành viên của câu lạc bộ hoặc tổ chức nào đó. Nhưng đừng ghi nó trên CV ứng tuyển, trừ khi những thông tin đó có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.

Không nhấn mạnh những thông tin quan trọng
Hãy ghi nhớ rằng, CV của bạn sẽ rất có ít thời gian để gây ấn tượng. Các nhà tuyển dụng sẽ lướt qua CV của bạn và nghĩ “Tại sao tôi nên phỏng vấn người này? Họ sẽ mang lại lợi ích gì cho tổ chức?”

Vậy nên khi kết hợp CV của bạn hãy nghĩ “Lợi ích, lợi ích, lợi ích” và làm cho chúng trở nên rõ ràng. Điều này không có nghĩa tất cả cần phải viết dưới dạng Capslock mà là làm cho CV bạn dễ đọc, dễ hiểu và trên hết tất cả là hài hòa

Sai lỗi chính tả, ngữ pháp, vốn từ nghèo nàn
Lỗi là 1 điều hiển nhiên nhưng việc mắc lỗi thì sao. Con số CV mà nhà tuyển dụng thấy hàng ngày với những lỗi phát âm sai và những lỗi khác là khủng khiếp.

Bạn có 1 spell checker, hãy dùng nó.

Không giải thích khoảng thời gian trống giữa những lần chuyển công việc
Việc không giải thích rõ ràng về những khoảng thời gian trống giữa những lần chuyển công việc là 1 lỗi rất lớn. Nó có thể khiến cho nhà tuyển dụng trở nên băn khoăn. Tốt hết là bạn không nên để trống giữa những lần chuyển việc.

Nói dối, viết những thông tin sai lệch
Nhà tuyển dụng không phải là ngu ngốc. Họ có thể phát hiện ra những thông tin không khớp với nhau. Ví dụ, họ sẽ luôn xem xét những thông tin có thể bị thổi phồng:

-Trình độ chuyên môn

-Tiền lương

-Chức vụ

-Thành tích đạt được

Nhà tuyển dụng thường có xu hướng kiểm tra rất kỹ lưỡng về thông tin nền của người ứng tuyển.

Nội dung CV quá dài, không cần thiết
CV của bạn tốt nhất nên ngắn gọn và súc tích, chứa đầy đủ những thông tin cần thiết. Không nên dài quá 2 trang A4. Khi CV của bạn quá dài, đa số trong số đó cho thấy rằng bạn đã nhảy việc quá nhiều hoặc cho thấy bạn khả năng viết ngắn gọn, súc tích thông tin

Đối với những người lớn tuổi tìm việc. Liệu 2 trang có phải là một vấn đề? Làm thế nào bạn mô tả công việc của mình cách đây 25 năm?

Và đây là giải pháp: “Không mô tả nó!”.

Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào những kinh nghiệm và thành tựu gần đây. Nếu bạn buộc phải nhắc đến một hoặc vài nghề nghiệp trước đây, bạn có thể ghi riêng ra 1 tài liệu riêng và đính kèm nó với cover letter của bạn. Như thế sẽ cho thấy bạn là một người biết suy nghĩ và sẽ gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Điều này cũng áp dụng với những kĩ năng mà bạn có.

Nếu bạn học 1 lớp nào đó từ trước đây khá lâu rồi, trừ khi bạn vẫn thường xuyên trau dồi kiến thức, còn không thì việc ghi vào là không thực sự cần thiết. Ví dụ bạn có văn bằng tiếng Pháp vào năm 1986, đồng thời sử dụng chúng thường xuyên trong những lần du lịch sang Pháp mỗi năm. Tuy nhiên, nếu bạn nộp đơn vào 1 công việc về thiết kế web bởi vì bạn đã tự học HTML ở nhà vào năm 1998 thì cũng đừng ngạc nhiên nếu nhà tuyển dụng không gọi đến bạn.

Định dạng CV sai quy tắc.
Thời này, CV của bạn thường sẽ là được viết, chỉnh sửa trên máy tính trước khi đem đi in. Vậy nên, hãy điều chỉnh sao cho CV của bạn trở nên dễ nhìn.

Sử dụng lời giới thiệu vô nghĩa.
Liệu CV ở phía trên của bạn có ghi một cái gì đó như:

“Năng động, nhiệt tình, có học thức, có kinh nghiệm lái xe và quản lí nhiều năm, đang tìm kiếm cơ hội mới thú vị và đầy thử thách, ..v..v..”.

Nhiệm vụ của CV là phải giúp bạn được chú ý và mời phỏng vấn. Vì thế ngay phần mở đầu đã nói ra hết sẽ không tốt cho những đoạn sau

Thay vào đó bạn hãy xem xét việc tạo một tiêu đề ngắn gọn, đơn giản, và lợi ích cho chính bản thân mình. Ví dụ “Quản lí thư viện cấp cao với 10 năm kinh nghiệm quản lí tài nguyên trực tuyến trong ngành y tế.”

Điều đó sẽ khiến CV của bạn trở nên độc đáo. Nó có thể không được hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn so với đoạn giới thiệu trước đó.

Phóng viên thường làm vậy. Họ viết ra 1 tiêu đề báo cho bạn biết câu chuyện là gì nhưng vẫn gây đủ tò mò để khiến bạn quyết định đọc bài. Phần mở đầu, những tiêu đề cũng nên làm như vậy.

10. Mẫu CV “thì sao?”

Mẫu CV của bạn có 1 nhiệm vụ rất khó khăn. Nó có thể sẽ ở trên tay nhà tuyển dụng trong 1 thời gian rất ngắn.

Để cho bản thân 1 cơ hội có thể được đọc đến, hãy chắc chắn rằng mẫu CV nhìn rất ổn. Chắc chắn rằng nó không quá dài, trình bày đầy đủ, hình thức ổn. Nếu bạn làm được đầy đủ những điều này, bạn có thể sẽ khiến cho nhà tuyển dụng phải chú ý và đọc 1 cách đầy đủ về bản CV của bạn.

CV phải bán được giá trị của bạn.

CV phải khiến cho người khác nghĩ rằng bạn là 1 người thú vị. Rằng bạn rất phù hợp với đơn vị, công ty và bạn là người có thể tạo nên sự khác biệt.

Bởi vì nếu tất cả những gì CV của bạn làm lại là khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ “thì sao?” sẽ khiến bạn đánh mất đi cơ hội.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *