Sinh viên ngành Công tác xã hội lo khó kiếm việc?
Nhờ vậy, mình rèn luyện được kiến thức, kỹ năng, thái độ, tích lũy thêm kinh nghiệm và nâng cao năng lực bản thân, từ đó mới có thể có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp”.
Cơ hội nào cho sinh viên ngành công tác xã hội?
Với định hướng chăm lo an sinh xã hội là mục tiêu hàng đầu thì TPHCM là địa bàn sử dụng nhân lực ngành công tác xã hội (CTXH) rất cao. Ngoài TPHCM, nhiều tỉnh, thành khác cũng đang ráo riết triển khai đề án phát triển nghề CTXH nên nhu cầu nhân lực của nghề này trong tương lai rất khả quan.
Nhu cầu việc làm cao
Tại hội thảo định hướng nghề CTXH đầu tháng 9 vừa qua tại Trường ĐH Mở TPHCM, ông Trần Từ Duy – Ban Tư vấn hướng nghiệp ĐH Quốc gia TPHCM nhận định: “Ngành CTXH có mục tiêu đào tạo các chuyên gia có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có tinh thần phục vụ nhân dân, có tinh thần yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp công tác xã hội. Đặc biệt là khả năng tư vấn và xúc tác với cá nhân, cộng đồng; khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề xã hội và nâng cao năng lực con người; khả năng vận dụng kiến thức đã học vào việc nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội đặt ra”.
Ông Duy cũng đề cập đến định hướng việc làm của những sinh viên chọn ngành học CTXH: “Sau khi ra trường, cử nhân ngành CTXH có thể làm việc tại các trung tâm, các công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hóa, môi trường… hoặc làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các trung tâm đào tạo, kiểm huấn công tác xã hội”.
Đề cập đến thực tế tìm việc làm của những sinh viên ngành CTXH, ThS Lê Thị Mỹ Hiền, Khoa Xã hội học-CTXH-Đông Nam Á học (Trường ĐH Mở TPHCM) cho biết: “Nhu cầu tìm việc làm của sinh viên ngành này rất cao nhưng gặp nhiều khó khăn, nhất là những sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về những tỉnh, thành xa”.
Cần niềm đam mê và chịu khó
Tại hội thảo, các sinh viên ngành CTXH cũng đặt nhiều câu hỏi đối với lãnh đạo những ban ngành, cơ sở xã hội, tổ chức phi chính phủ… liên quan đến lĩnh vực này. Hầu hết đều xoay quanh các vấn đề như: Cơ hội để thực tập hoặc làm tình nguyện viên? Tốt nghiệp ngành CTXH có thể làm việc ở đâu? Cơ hội, điều kiện tuyển dụng là gì?… Ông Trần Công Bình, cán bộ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã chia sẻ câu chuyện của bản thân: “Khi còn đi học và mới ra trường, mình phải chấp nhận những công việc nhỏ, những công việc khó khăn. Nhờ vậy, mình rèn luyện được kiến thức, kỹ năng, thái độ, tích lũy thêm kinh nghiệm và nâng cao năng lực bản thân, từ đó mới có thể có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp”.
Rất nhiều ý kiến của những người đi trước trong lĩnh vực CTXH cho rằng sinh viên ngành CTXH cần phải được tạo điều kiện thực tập, thực hành nhiều hơn nữa, mới có thể đáp ứng nhu cầu xã hội. Ông Trần Minh Hải – Giám đốc Trung tâm Tương Lai, cựu sinh viên ngành CTXH lưu ý: “Những kiến thức, kỹ năng về CTXH cá nhân, nhóm, cộng đồng thì ai cũng có, điều đó đã trở thành bình thường. Vì vậy, để tạo ra sự khác biệt và có được việc làm, các bạn cần tăng cường kỹ năng về truyền thông CTXH như mạng xã hội, tiếp thị xã hội, trang bị thêm kỹ năng gây quỹ như tổ chức sự kiện gây quỹ, viết dự án vận động…”.
Đề cập đến những cơ hội việc làm và thực tập cho sinh viên ngành CTXH, ông Lê Chu Giang -Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ,TB&XH TPHCM) cho biết, hiện nay Sở đang quản lý khoảng 40 trung tâm xã hội liên quan đến trẻ em, ma túy, người già, bệnh nhân AIDS… Ngoài ra, còn có nhiều trung tâm, cơ sở ngoài công lập cũng có nhu cầu về nhân sự ngành CTXH. ThS Lê Thị Mỹ Hiền cũng cho hay, Trường ĐH Mở TPHCM cũng đã từng làm một cuộc khảo sát trong 98 sinh viên CTXH ra trường và có việc làm cho thấy, 57% số sinh viên này đã có việc làm chắc chắn trước khi tốt nghiệp, chủ yếu là từ những cơ hội thực tập tại các cơ sở xã hội.
Ông Trương Công Bình cho hay, sinh viên CTXH phải có sự đam mê, chịu khó. Bởi bản chất của nghề này là hỗ trợ để giải quyết các vấn đề của xã hội, nếu không có đam mê thì rất khó làm việc. Đặc biệt, trong giai đoạn khởi đầu nghề nghiệp thì sinh viên ngành này phải làm việc rất gian khổ với những công việc cực nhọc, có thể là nguy hiểm mà thu nhập không cao, nếu không chịu khó rất khó đeo đuổi nghề.
Leave a Reply