Bí quyết rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Như vậy, cả 2 người đều có thể hiểu rõ cũng như thống nhất với nhau về những điểm mấu chốt trong lời phê bình vừa đưa ra.
Lắng nghe rất quan trọng bởi giao tiếp là một trong những hoạt động luôn diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên, để đạt được mục đích giao tiếp mà cụ thể là thấu hiểu được những gì người khác nói thì mỗi chúng ta cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả.
Tuy nhiên, làm thế nào để rèn luyện được kỹ năng lắng nghe hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết bên dưới.
Làm sao để rèn luyện kỹ năng lắng nghe?
Thái độ lắng nghe
Khi người khác đang nói có nghĩa là bạn và những người xung quanh phải im lặng và lắng nghe. Bản thân bạn nên tạo cho bản thân sự chủ động và tập trung vào vấn đề họ đang nói, chú ý vào những thông tin họ cung cấp và phân tích nó một cách khách quan, chính xác.
Sự phản hồi, đặt câu hỏi
Trong một cuộc hội thoại, thậm chí là thuyết trình đều cần có sự tương tác nhất định. Điều đó có nghĩa là bạn phảu lắng nghe những gì người khác nói và có sự phản hồi để thể hiện sự tập trung, xác nhận lại thông tin một cách chính xác hay đơn giản là những thắc mắc về thông tin mà họ truyền đạt đến bạn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có quyền ngắt ngang khi người khác đang nói chuyện mà bạn cần đợi họ kết thúc và phản hồi thông tin cho họ. Tránh tình trạng đôi bên cùng nói thì sẽ không có người nghe, nói chuyện lan man sang chủ đề khác.
Nghĩ đến những gì bạn nhận được
Những lời phê bình, nhắc nhở chắc chắn sẽ khiến bạn khó chịu vì cái tôi của bản thân bị đụng chạm sẽ khiến chúng ta không cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, bạn hãy bình tĩnh và nghĩ đến những gì bạn nhận được từ những lời góp ý. Từ những lời phê bình đó, bạn có thể nâng cao kỹ năng của bản thân, cải thiện mối quan hệ với những người xung quanh và vô vàn lợi ích khác.
Lắng nghe
Sau khi bình tĩnh và hiểu rõ những lợi ích mình có được từ những lời góp ý, bạn hãy cố lắng nghe những gì người đối diện đang nói với bạn.
Khi họ nói, bạn cố gắng đừng chen ngang, hãy để cho họ trình bày hết ý kiến của mình. Khi đó, bạn hãy từ từ nhắc lại nững điểm chính trong lời phê bình cũng như giúp họ kiểm tra lại những điểm sai trong lời nói của mình. Như vậy, cả 2 người đều có thể hiểu rõ cũng như thống nhất với nhau về những điểm mấu chốt trong lời phê bình vừa đưa ra.
Cảm ơn
Hãy tỏ ra lịch sự và biết nói cảm ơn với những người vừa đưa ra lời phê bình với bạn. Vì dù sao đu nữa thì chúng ta cũng đã có được nhiều lợi ích từ những lời góp ý này. Nói cảm ơn không có nghĩa là bạn đồng ý với những gì họ nói, đơn giản là bạn trân trọng sự quan tâm của họ dành cho bạn và tỏ ra quan tâm đến lời nói của họ.
Leave a Reply