Những bí quyết thông minh để đối phó với sếp tồi
Ngược lại, nếu bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì sếp của bạn chẳng có lý do gì để làm khó bạn.
Cấp trên (sếp) là người trực tiếp quyết định “vận mệnh” của chúng ta khi đi làm. Nếu gặp được một người lãnh đạo tốt, biết nhìn nhận đúng năng lực của nhân viên, biết đứng trên phương diện của nhân viên để suy nghĩ thì quả là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được may mắn đó. Vậy chúng ta làm thế nào khi gặp phải một người sếp tồi? Sau đây là những cách khôn khéo giúp nhân viên đối phó với những cấp trên như vậy.
Không để bản thân trở thành nhân viên tồi
Chúng ta thường có thói quen chỉ trích hay nói xấu quản lý khi họ khiến chúng ta không hài lòng. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến bạn trở thành nhân viên tồi vì nói xấu cấp trên còn hình ảnh của sếp vẫn không bị ảnh hưởng gì cả. Nếu bạn cần nói lên ý kiến của mình, hãy trực tiếp gặp sếp hoặc bộ phận nhân sự để trình bày về những vấn đề của mình một cách đường hoàng và chuyên nghiệp.
Dám nói lên chính kiến của mình
Bạn tuyệt đối không nên dễ dãi, không nên vĩ hòa di quý, nếu bất đồng quan điểm với sếp, bạn nên mạnh dạn trình bày quan điểm của mình. Lúc đó, ban quản lý sẽ cùng bạn giải quyết cho đến mọi việc sáng tỏ, không chỉ riêng bạn mà nhiều người khác cũng sẽ hài lòng.
Không nên khiến sếp của bạn trở nên tồi tệ hơn
Nếu mối quan hệ của bạn và sếp không mấy tốt thì bạn cũng đừng nên khiến nó xấu hơn. Nếu trong quá trình làm việc bạn gặp phải một người quản lý tồi thì tất nhiên tinh thần làm việc của bạn không còn hăng say nữa. Lúc này, bạn nên tập trung vào công việc của mình, nếu bạn căng thẳng thì chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ chứ không giúp ích được gì cả. Ngược lại, nếu bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì sếp của bạn chẳng có lý do gì để làm khó bạn.
Không nên vì sếp không tốt mà ảnh hưởng đến tương lai của bản thân
Không phải chỉ có người quản lý mới tạo điều kiện cho bạn phát triển, hỗ trợ bạn trong công việc. Nếu bạn may mắn gặp được người quản lý tốt thì bạn có nhiều cơ hội thăng tiến, ngược lại thì bạn phải cố gắng gấp đôi, phải luôn làm việc chăm chỉ, chủ động học hỏi, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng của bản thân thay vì buồn bực vì không có được một người quản lý tốt.
Học hỏi từ sếp tồi
Có thể sếp bạn có cách quản lý không tốt nhưng họ vẫn có những ưu điểm để bạn học hỏi, nếu không thì bạn cũng có thể rút kinh nghiệm từ những nhược điểm của họ, đó là những bài học quý giá và có thể vận dụng trong tương lai không xa.
Leave a Reply