Những “mẹo” giúp bạn phỏng vấn thành công
Đừng nghĩ trong buổi phỏng vấn chỉ có nhà tuyển dụng mới được phép hỏi. Ở cuối buổi phỏng vấn, bạn sẽ được dành cơ hội để hỏi lại nhà tuyển dụng bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn.
Cuộc điện thoại báo tin phỏng vấn quả thật là một điều may mắn cho bạn sau bao nhiêu ngày chờ đợi, niềm vui sẽ được nhân đôi nếu đó là cuộc gọi từ nơi mà bạn mong ước được làm.
Làm thế nào để có được sự thành công cho cuộc phỏng vấn mong đợi ấy? Hãy thử tham khảo những gợi ý bên dưới, nó sẽ cho bạn những lời khuyên về sự chuẩn bị tốt nhất.
Nghiên cứu về công ty
Có được một công việc làm mà bạn mơ ước hay không phụ thuộc hoàn toàn vào cuộc phỏng vấn. Chính vì vậy, nếu bạn có thể để lại cho nhà tuyển dụng thấy được sự hiểu biết về chính công ty của họ, thì quả thật đó là một trong những ấn tượng tốt.
Hãy nghiên cứu thật kỹ về những thông tin của công ty mình ứng tuyển, điều đó vừa cho bạn được kiến thức để tự tin trả lời những câu hỏi, vừa cho nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm của bạn đối với công ty của họ như thế nào.
Nhà tuyển dụng không đời nào bỏ qua một ứng cử viên quá hiểu rõ về công ty họ như vậy. Vì vậy, thời gian bạn bỏ ra để tìm hiểu về công ty phỏng vấn mình sẽ không bao giờ là thừa cả.
Trang phục
Hãy chuẩn bị cho mình một bộ trang phục đẹp, lịch sự để tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Bởi, trang phục cũng thể hiện phần nào tính cách, quan điểm của người mặc nó. Mặc một bộ trang phục đẹp sẽ tạo cho ta được cảm giác thoải mái, tự tin hơn khi gặp mặt nhà tuyển dụng.
Lưu ý: Chúng ta nên chọn những bộ trang phục phù hợp với vị trí, công ty mình ứng tuyển. Đừng ăn mặc hở hang, nhiều màu sắc… điều này sẽ chẳng phù hợp và tạo ấn tượng tốt như bạn nghĩ đâu.
Đúng giờ
Đến đúng giờ đã hẹn trước là một trong những việc được đánh giá cao, bạn là con người có kỷ luật, trách nhiệm và tôn trọng người khác. Đó được xem là một trong những thách thức lớn nhất của nhà tuyển dụng đối với các ứng viên phỏng vấn.
Trước lúc đi phỏng vấn, bạn cần vạch ra sẵn khoảng thời gian dự trù để phù hợp với khung giờ phỏng vấn. Chẳng hạn như: dự trù thời gian kẹt xe, lạc đường, đến trước 15 phút để chỉnh đốn trang phục, đầu tóc…
Việc đến sớm trong buổi phỏng vấn có thể giúp bạn có được khoảng thời gian chuẩn bị tốt trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, giúp bạn được thoải mái hơn…
Sẵn sàng với câu trả lời
Bạn nên tìm hiểu một số câu hỏi mà hầu hết những nhà tuyển dụng đều dùng để phỏng vấn. Hãy chuẩn bị trước câu trả lời để có thể không bị lúng túng và ngập ngừng, khó trả lời. Chẳng hạn như những câu: mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì, bạn nghĩ mình có khả năng làm tốt công việc này hay không? Tại sao bạn lại chọn công ty tôi?…
Chuẩn bị những câu hỏi với nhà tuyển dụng
Đừng nghĩ trong buổi phỏng vấn chỉ có nhà tuyển dụng mới được phép hỏi. Ở cuối buổi phỏng vấn, bạn sẽ được dành cơ hội để hỏi lại nhà tuyển dụng bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn.
Đây là cơ hội của bạn để làm nên sự khác biệt, sự tỏa sáng. Bạn có thể đặt những câu hỏi thể hiện sự quan tâm đến công việc, hoặc thể hiện được những sự khác biệt giữa bạn và những ứng cử viên khác.
Nếu bạn chưa từng đi phỏng vấn trước đó, thì hãy cố gắng tránh những câu hỏi liên quan đến lương, thưởng, chế độ… Những điều này sẽ tạo sự hiểu nhầm, khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không tha thiết công việc lắm và chỉ quan tâm đến lương, thưởng…
Hãy dành những câu hỏi này cho nhà tuyển dụng khi biết chắc chắn rằng mình là người được chọn.
Leave a Reply