10 bước để viết một cv thành công
Sử dụng các thủ thuật thiết kế đồ họa để lại những khoảng trắng xung quanh chữ và giữa các mục để bố cục trở nên dễ nhìn. Ngoài ra, hãy sáng tạo với đơn xin việc của bạn!
Viết được một CV tốt có thể là một trong những thách thức khó khăn nhất khi tìm kiếm một công việc. Phần lớn nhà tuyển dụng sẽ chỉ dành chút ít thời gian để xem qua từng CV trước khi phân loại ‘Có’ hay ‘Không’. Rất khắc nghiệt.
Nhưng đừng sợ hãi! Chúng tôi đã tổng hợp được top 10 gợi ý giúp bạn tạo nên thương hiệu của bản thân và quan trọng nhất là giành được buổi phỏng vấn xin việc.
Một CV không nên dài hơn 2 trang giấy – thông thường thì là 2 trang A4. Nhà tuyển dụng sẽ dành thời gian, trung bình chỉ là 8 giây để nhìn qua bất kì một CV nào, và chắc chắn bạn sẽ không được chọn nếu gửi cho họ toàn bộ tiểu sử của mình. Hãy tạo một điểm nhấn, chú trọng vào những chi tiết chính và để lại những chi tiết tỉ mỉ hơn cho cuộc phỏng vấn.
Hoàn thành xong CV, chúng ta gửi nó cho nhiều nhà tuyển dụng một lúc để có thể tiết kiệm thời gian. Hãy dừng ngay hành động đó lại! Dành thời gian để chỉnh sửa CV của bạn phù hợp với từng vị trí mà bạn ứng tuyển. Nghiên cứu về công ty đó và sử dụng quảng cáo về công việc để tìm ra một cách chính xác những kỹ năng nào mà bạn cần chỉ ra được cho họ. Họ sẽ đánh giá cao những nỗ lực rõ ràng
Đừng nghĩ rằng một nhà tuyển dụng sẽ thấy kinh nghiệm của bạn liên quan đến công việc như thế nào. Thay vào đó, hãy sử dụng một bài tự giới thiệu bản thân ngắn gọn để giải thích vì sao bạn là người phù hợp nhất đối với công việc. Điều này cần được phản ánh thông qua Cover letter (Thư xin việc) của bạn.
Con người có rất nhiều hoài nghi và để lại những khoảng trống rõ ràng trên CV sẽ ngay lập tức làm cho các nhà tuyển dụng nghi ngờ – điều này sẽ không có lợi cho bạn. Nếu bạn đang không có việc làm, sẽ có đôi chút lo lắng, tuy nhiên bạn chỉ việc đưa ra những mặt tích cực trong thời gian đó. Bạn đã tham gia một khóa học, làm tình nguyện hay phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và quản lý dự án? Nếu có, hãy kể về nó!
Hãy giữ CV của bạn luôn được cập nhật cho dù bạn có đang tìm kiếm một công việc hay không. Một khi có một sự việc đáng kể nào xảy đến trong sự nghiệp, hãy ghi lại nó, như thế thì sau đó bạn sẽ không bỏ sót một sự việc quan trọng nào.
Những nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những lỗi có trong CV và nếu họ tìm thấy chúng, điều này sẽ thực sự tệ với bạn. David Hopkins, người đứng đầu bộ phận tuyển dụng và nhân lực tại Reed Business Information, cảnh báo “Với hầu hết những nhà tuyển dụng đang phải giải quyết một khối lượng lớn đơn xin việc vào thời điểm hiện tại, cho họ một lý do để bác bỏ đơn xin việc của bạn bởi những lỗi có thể tránh được sẽ không giúp bạn đảm bảo cho một buổi phỏng vấn”. Nếu bạn không chắc chắn thì hãy sử dụng kiểm tra chính tả và nhờ ai đó kiểm tra lại những gì bạn đã viết. Và đừng bỏ qua những sai lầm thường gặp trong CV.
Mọi người đều nói dối trong CV của mình? Không. Hãy dừng việc này lại! Nói dối trắng trợn trong CV có thể dẫn bạn đến một loạt những rắc rối khi nhà tuyển dụng kiểm tra lý lịch của bạn. Bạn sẽ chẳng muốn mình có được việc làm để rồi lại mất nó chỉ vì những lời nói dối. Cũng có thể bạn sẽ bị đánh trượt ở vòng phỏng vấn khi mà bạn không thể trả lời câu hỏi về những điều bạn tuyên bố là biết. Và điều này có thể sẽ cực kì khó xử.
Có vẻ không rõ ràng nhưng bằng cách lưu lại những thành tựu của bản thân cũng với những con số sẽ khiến bạn quảng cáo cho mình một cách dễ dàng hơn. Khi viết về lịch sử công việc, đừng chỉ nói rằng bạn làm tăng doanh số bán hàng; hãy nói bạn làm tăng doanh số bán hàng thêm 70% trong 6 tháng. Bạn nắm được điều này chứ? Những con số lớn đặc biệt tốt (Dù vậy đừng quên gợi ý thứ 7 trong danh sách!)
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà hình ảnh là tất cả mọi thứ, và điều này cũng áp dụng cho CV của bạn. Hãy dành thời gian để làm đẹp nó. Sử dụng những điểm nhấn và làm câu văn ngắn gọn. Sử dụng các thủ thuật thiết kế đồ họa để lại những khoảng trắng xung quanh chữ và giữa các mục để bố cục trở nên dễ nhìn. Ngoài ra, hãy sáng tạo với đơn xin việc của bạn!
Nếu bạn tải CV của mình lên một trang web về việc làm để các nhà tuyển dụng có thể tìm thấy bạn, thì những từ khóa là rất quan trọng. Chức danh và những từ thông dụng về công việc sẽ giúp công cụ tìm kiếm chọn ra CV của bạn. Tránh việc nhầm lẫn. Ví dụ, một ứng viên Marketing có thể đề cập đến SEO (Search Engine Optimization), tiếp thị trực tiếp và tiếp thị số trong phần kinh nghiệm và kỹ năng. Nếu bạn không chắc chắn hãy tra cứu trực tuyến và xem những từ nào thường được đề cập khi bạn điền chức danh công việc.
Leave a Reply