Những lỗi phổ biến nhất khi viết cv xin việc
Kiểm tra mô tả công việc để xác định những gì bạn đang có và chắc chắn rằng bạn có những điều đó một cách tự nhiên, phù hợp với CV của bạn.
1. Không thể hiện thành tựu mà bạn đã đạt được
Tìm những thành tựu của bạn trong quá trình học hay các kinh nghiệm về công việc mà bạn đã trải qua. Chúng ta có xu hướng né tránh việc làm nổi bật những thành công mà chúng ta đã được được vì ngại, nhưng thực sự với quan điểm của những nhà tuyển dụng, họ mong muốn được nhìn thấy tiềm năng mà bạn có thể đóng góp cho công ty thông qua những thành tựu mà bạn đã được trước đó.
2. Nêu các chi tiết không cần thiết
Liệt kê các công việc không liên quan gì đến yêu cầu tuyển dụng sẽ khiến CV của bạn bị mất điểm.
Đôi khi cũng cần một số ngữ cảnh. Ví dụ, bạn có thể cần thể hiện thêm các thông tin công ty mà bạn đã từng làm việc hoặc phạm vi vai trò của bạn trong công ty đó. Bạn có thể đặt các thông tin này trong một phông chữ nhỏ hơn dưới tên công ty. Điều đó sẽ giúp bạn có thông tin, chi tiết thú vị.
3. Thiếu keywords
Nếu bạn nộp đơn online, CV của bạn sẽ cần có một số từ khóa chính xác trước khi được qua vòng tiếp theo. Các từ khóa là những cụm từ chi tiết về công việc, những từ bao gồm trình độ cụ thể, lĩnh vực chuyên môn hay những lĩnh vực liên quan. Kiểm tra mô tả công việc để xác định những gì bạn đang có và chắc chắn rằng bạn có những điều đó một cách tự nhiên, phù hợp với CV của bạn.
4. Thiếu các yếu tố trình bày những gì sẽ mang lại cho doanh nghiệp
Điều cần có ở một CV tốt là làm sao để có được sự liên kết giữa những gì bạn viết và những gì nhà tuyển dụng mong muốn đọc được. Nói rõ hơn, đó là sự liên kết giữa nền tảng mà bạn có (kỹ năng, học vấn và kinh nghiệm) và những điều mà công việc yêu cầu.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về giá trị kinh tế mà tấm bằng của bạn mang lại hoặc các kinh nghiệm khác như: Trường học đã dạy bạn làm gì? Điều đó sẽ giúp ích cho công việc mà bạn ứng tuyển vào như thế nào? Ví dụ: một dự án hay một đề tài có thể có giá trị đối với nhà tuyển dụng. “Được đào tạo để…” là một cụm từ hữu dụng ở đây. Ví dụ, nếu bạn đã từng có bằng về kinh tế, bạn có thể bắt đầu bằng: “Được đào tạo để phân tích các dữ liệu phức tạp và xác định các trở ngại lớn về đầu tư,…” Hoặc, nếu bạn làm ở lĩnh vực nghệ thuật, nơi mà kỹ năng giao tiếp tốt là một điều rất quan trọng, bạn có thể nói: “Được đào tạo để nghiên cứu, tổng hợp và tìm kiếm những cơ hội thực tế một cách rõ ràng và chính xác,…”.
Mỗi lần ứng tuyển là mỗi lần CV của bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác. Do đó, hãy tạo mối liên kết chặt chẽ, giải quyết từng yêu cầu cụ thể của công việc để CV của bạn trở nên nổi bật.
Leave a Reply