Những cách để không bị “bí” khi trả lời phỏng vấn

Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy được rằng, vị trí mình đang ứng tuyển đang nằm trong kế hoạch 10 năm này. Họ sẽ cảm thấy hứng thú và tin rằng bạn đang cố gắng, nỗ lực cho tương lai mình.

Khi đi phỏng vấn, điều đáng sợ nhất là những câu trả lời không được lưu loát, không đúng như ý muốn đối với nhà tuyển dụng.

Nhiều người luôn cảm thấy e dè, lo lắng trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.

Bên cạnh việc trang bị cho mình những thông tin cần thiết cho cuộc phỏng vấn, thì những gợi ý sau sẽ giúp bạn tránh ăn quả “bí” trong khi trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Lưu ý với những câu hỏi thường gặp như sau:

Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
Đây được xem là một trong những câu hỏi kinh điển, hầu như nhà tuyển dụng nào cũng sẽ yêu cầu bạn trả lời. Thực tế, đây sẽ là cơ hội cho bạn thể hiện và giới thiệu về bản thân mình – một cách ấn tượng và khác biệt.

Hãy cố gắng tập trung điều hướng câu hỏi vào công việc và những điều có sự liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Hãy nhớ, đừng nên làm mất thời gian và giới thiệu dài dòng bằng những vấn đề như: tên gì, ở đâu, bao nhiêu tuổi…

TẠI SAO LẠI NGHỈ VIỆC Ở CÔNG TY TRƯỚC – TẠI SAO BẠN MUỐN TỪ BỎ CÔNG VIỆC ĐÓ?

Bạn cần cẩn thận với câu hỏi này. Đừng bao giờ đưa ra lý do – kể lể tội của sếp cũ. Hãy trả lời câu hỏi này một cách đơn giản hơn, hoặc thông minh hơn. Chẳng hạn như: “tôi muốn tìm kiếm một công việc có lương cao hơn”, “tôi muốn tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp nhiều hơn”…

ĐIỂM MẠNH CỦA BẠN LÀ GÌ?

Hãy trả lời bằng cách chỉ ra những ưu điểm, điều có lợi cho công việc mà bạn đang xin việc. Đó có thể là trình độ chuyên môn hoặc thuộc về tính cách.

ĐIỂM YẾU CỦA BẠN LÀ GÌ?

Đừng dành nhiều thời gian nói về điểm yếu của mình, đặc biệt là những điều có liên quan đến công việc. Tốt nhất bạn hãy kể một hoặc hai khuyết điểm là được.

Đại loại là “tôi là người quá cẩn thận, đôi khi dành nhiều thời gian để làm một việc gì đó; nhưng bù lại tôi là người chăm chỉ và cố gắng hoàn thành công việc của mình.”…

BẠN BIẾT GÌ VỀ CÔNG TY CHÚNG TÔI?

Đây là câu hỏi đòi hỏi bạn phải có sự tìm hiểu trước. Kèm theo đó là cách nói chuyện sao cho tự tin, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm của bạn đối với công ty họ như thế nào.

TẠI SAO BẠN MUỐN LÀM VIỆC Ở ĐÂY?

Câu hỏi này cũng tương tự như câu ở trên. Bạn cần phải nắm rõ những vấn đề liên quan đến công ty mình ứng tuyển. Đừng đưa ra những câu trả lời chung chung như “vì công ty của ông/bà là một công ty lớn”…

Thay vào đó là lời giải thích như “ tôi muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp hơn, muốn được nâng cao chuyên môn của mình”…

TẠI SAO CHÚNG TÔI PHẢI NHẬN BẠN?

Hãy thể hiện rõ những quan điểm tích cực của bạn cho nhà tuyển dụng thấy. Đó có thể là tính cách, trình độ, trách nhiệm…

Bạn có thể khéo léo thêm vào những lời khen của sếp cũ dành cho bạn (nếu có)

ĐỘNG LỰC NÀO GIÚP BẠN LÀM VIỆC HĂNG SAY?

Đừng vội đề cập đến những vấn đề như tiền thưởng, quyền lợi, tiền lương… mà bạn nên trả lời bằng vấn đề như những thành quả đạt được trong công việc, những cố gắng khi vượt qua khó khăn…

Đó là những động lực để thúc đẩy bạn làm việc hăng say, có trách nhiệm. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt của nhà tuyển dụng.

TẠI SAO BẠN LẠI MUỐN LÀM CÔNG VIỆC NÀY?

Đối với câu hỏi này, bạn cần trả lời thật cụ thể, có thể dựa vào những tiêu chí của nhà tuyển dụng. Đừng bao giờ dại dột trả lời rằng – tôi đang cần một công việc.

Hãy để nhà tuyển dụng thấy được rằng, bạn hiểu những thuận lợi – khó khăn của vị trí mình đang ứng tuyển.

HÃY HÌNH DUNG, 10 NĂM NỮA BẠN ĐANG Ở ĐÂU?

Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy được rằng, vị trí mình đang ứng tuyển đang nằm trong kế hoạch 10 năm này. Họ sẽ cảm thấy hứng thú và tin rằng bạn đang cố gắng, nỗ lực cho tương lai mình.

Một vị trí cao hơn có thể là sự phấn đấu của bạn trong tương lai.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *